Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ với nhiều độ tuổi, mức độ hành kinh và biểu hiện khác nhau. Chị em nên nhận biết sớm, không chủ quan vì rối loạn kinh nguyệt kéo dài gây nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Bí Quyết Của Mẹ sẽ giúp chị em sớm nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và biện pháp phòng ngừa kịp thời trong bài viết dưới đây.

Kinh nguyệt là gì? 

Trước khi tìm hiểu kỹ về nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, cần hiểu rõ về kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào. Để xem xét bạn có đang gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay không.

Kinh nguyệt là gì? Kinh nguyệt là hiện tượng nói về lớp niêm mạc trong tử cung bị bong tróc và đẩy máu ra âm đạo. Quá trình kinh nguyệt làm âm đạo chảy máu có tính lặp đi lặp lại, được gọi là chu kỳ kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày thứ nhất của kỳ kinh nguyệt đến ngày thứ nhất của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người có thể khác nhau, nhưng quá trình là giống nhau.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Hình mô tả kinh nguyệt ra khỏi âm đạo thông qua lớp nội mạc tử cung

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Vậy rối loạn kinh nguyệt (mestrual disorder) là gì? Rối loạn kinh nguyệt là xảy ra hiện tượng bất thường ở một chu kỳ kinh nguyệt như: số ngày hành kinh quá nhiều hay quá ngắn, lượng máu kinh đột nhiên ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn so với các chu kỳ thông thường. (1)

Ba yếu tố đánh giá tình trạng kinh nguyệt của bạn có ổn hay không gồm: (1) Thời gian chu kỳ kinh nguyệt; (2) Thời gian hành kinh; (3) Lượng máu trong kỳ kinh.

Như vậy, kinh nguyệt bình thường và không có biểu hiện rối loạn sẽ thể hiện như sau:

  • Bình thường độ tuổi có kinh nguyệt: có thể bắt đầu sớm từ 8 tuổi và muộn nhất là 16 tuổi. Trung bình độ tuổi bắt đầu có kinh là 12 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bình thường: vòng tròn diễn biến kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày. Nếu vòng tròn chu kỳ khoảng 24 – 38 ngày vẫn chấp nhận là bình thường. 
  • Thời gian hành kinh nguyệt bình thường: trung bình một chu kỳ ra kinh từ 3 – 5 ngày.
  • Lượng máu ra kinh bình thường: ra máu khoảng 50 – 150ml/kỳ kinh nguyệt là tốt. 
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Vòng tròn chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ khoảng 24 – 38 ngày

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh nguyệt được coi là ổn định, đều đặn nếu chỉ thay đổi một chút các yếu kể trên từ chu kỳ kinh này sang chu kỳ kinh khác. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ có 3 nhóm dấu hiệu bất thường sau đây: (2)

Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt

  • Thời gian chu kỳ hành kinh bị kéo dài hơn 40 ngày hoặc đến 6 tháng mới có kỳ kinh ( gọi là chu kỳ kinh thưa).
  • Thời gian chu kỳ hành kinh bị dưới 21 ngày (gọi là chu kỳ kinh ngắn).
  • Không có kinh từ 2 chu kỳ trở lên, được xem là mất kinh (vô kinh), dù không phải do mang thai.

Như vậy, 24 đến 38 ngày được xem là 1 chu kỳ kinh nguyệt bình thường, không có sự rối loạn kinh nguyệt. Nếu vượt ra khỏi ngưỡng thời gian 24 đến 38 ngày đều là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Bất thường về lượng máu kinh

Lượng máu kinh bình thường trong mỗi chu kỳ hành kinh là khoảng 50 đến 150ml. Nếu lượng máu kinh bất thường, ra ít hơn hoặc nhiều hơn như dưới đây, chứng tỏ cơ thể đang rối loạn kinh nguyệt. 

  • Cơ thể bị thiếu kinh: có kinh dưới 2 ngày và ngừng kinh hẳn, trong 2 ngày đấy lượng máu kinh dưới 20ml.
  • Cơ thể bị rong kinh: có kinh trên 7 ngày và lượng máu mất đi trên 80ml.
  • Trong thời gian còn đang giãn cách 2 kỳ kinh lại có máu kinh xuất hiện âm đạo. 
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt sẽ có máu kinh quá nhiều, quá ít, hoặc không ra máu 

Bất thường về triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

  • Vào những ngày hành kinh bị đau bụng dưới dữ dội, cơn đau lan ra cổ, lưng sau, vai đều nhức mỏi.
  • Đau tức ngực: triệu chứng này dễ xảy đến với các mẹ sau sinh đang nuôi con bằng sữa mẹ)
  • Đau bụng dưới (thống kinh): xuất hiện dữ dội vào những ngày hành kinh, cơn đau lan xuống đùi, sau lưng.
  • Những ngày hành kinh có tâm lý lo lắng, thấp thỏm, dễ buồn nôn, mất ngủ và rối loạn tiêu hóa.

Bất thường về màu sắc của máu kinh

Rối loạn kinh nguyệt sẽ có màu máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt và lẫn cục máu đông.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Máu kinh vón cục là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt xảy ra do rất nhiều yếu tố trong cơ thể. Có thể đến từ rối loạn nội tiết tố hay các bệnh phụ khoa cũng gây nên rối loạn kinh nguyệt. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến: 

Rối loạn kinh nguyệt vì nội tiết tố

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt điển hình nhất là đến từ sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự rối loạn nội tiết tố rất dễ xảy ra trong những cột mốc cuộc đời phụ nữ như tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. 

  • Tuổi dậy thì: lúc này cơ thể người nữ đang dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Nồng độ estrogen và progesterone dễ bị mất cân bằng và cần thời gian để ổn định. Nên rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: có nhiều sự thay đổi về hormone trong cơ thể nên phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mất kinh. 
  • Tiền mãn kinh: phụ nữ vào thời kỳ tiền mãn kinh có buồng trứng suy giảm, không thực hiện nhiều chức năng trong cơ quan cơ thể nên cũng dễ bị mất kinh. Nếu nội tiết tố không được cân bằng, lượng máu kinh ra khá thấp. Phụ nữ được phát hiện mãn kinh là khi kinh nguyệt không còn xuất hiện trong vòng 1 năm. 

Rối loạn kinh nguyệt vì thực thể

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt còn bắt nguồn từ thực thể. Đó là các bệnh lý về phụ khoa, nội khoa,… mà người phụ nữ mắc phải sau đây:

  • Các ảnh hưởng từ thai kỳ: mang thai ngoài tử cung, lưu thai, bị dọa sảy thai,…
  • Các tổn thương thực thể: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,… 
  • Các bệnh lý vùng kín: viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm khuẩn viêm niêm mạc tử cung,…
  • Các bệnh lý nội khoa: đái thái đường, u tuyến yên, các bệnh lý tuyến giáp,…
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt còn liên quan đến u xơ tử cung

Rối loạn kinh nguyệt vì thói quen sinh hoạt

Những thói quen trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

  • Giảm cân hoặc tăng cân quá mức: tiêu thụ nhiều tinh bột xấu, nhiều dầu mỡ hay ăn kiêng quá mức.
  • Tập luyện thể thao quá mức: làm ảnh hưởng ngày hành kinh bị kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị: đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp,…
  • Sử dụng chất kích thích: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá,…
  • Lối sống không khoa học: thức khya, ngủ không đủ giấc.
  • Lo lắng, căng thẳng: dễ làm nội tiết tố nữ bị rối loạn, suy giảm chức năng vùng đồi dưới, kích động tới buồng trứng có thể không có hormone rụng trứng.
  • Nạo phá thai nhiều lần: làm nội mạc tử cung bị mỏng đi dẫn đến rối loạn kinh nguyêt và có thể vô sinh. 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Nhiều chị em băn khoăn không biết rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không. Câu trả lời là có nguy hiểm. Nếu rối loạn kinh nguyệt thường xuyên và tình trạng cứ kéo dài thì chị em phụ nữ sẽ đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Có thể kể đến như: 

  • Thiếu máu: nếu máu kinh tiết ra trên 7 ngày dễ gây cho cơ thể mệt mỏi, thở gấp, uể oải, không tập trung làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và giấc ngủ.
  • Tăng nguy cơ gây bệnh phụ khoa: hành kinh kéo dài dễ tạo môi trường nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh làm viêm âm đạo, viêm buồng trứng,… 
  • Khả năng vô sinh: rối loạn kinh nguyệt không chữa trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ khó đậu thai hoặc gây viêm nhiễm tắc vòi tử cung.
  • Các bệnh lý nguy hiểm tính mạng khác: u xở tử cung, u nang buồng trứng, ung thư (nội mạc tử cung, buồng trứng, cổ tử cung,…).
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể gây nguy cơ vô sinh

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Có thể khắc phục rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc do bác sĩ kê đơn, sau khi kiểm tra đủ các bước xét nghiệm. Tuy nhiên, cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp tự nhiên còn quan trọng hơn để bệnh không tái đi tái lại:

  • Duy trì thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tiêu thụ muối, đường, cà phê, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Giữ tâm lý thoải mái: căng thẳng, lo lắng quá độ làm ảnh hưởng tới thần kinh gây mất ngủ và rối loạn nội tiết tố làm nổi mụn. Hãy giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ để cải thiện tâm trạng như nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục, yoga nhẹ nhàng,…
  • Tập thể dục điều độ: không tập quá mạnh mà làm đau cơ thể và tác động xấu đến nội tiết tố. Tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe. 
  • Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai: không được tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. 
  • Vệ sinh vùng kín: luôn giữ vùng kích sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. 
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa: bất kể người phụ nữ của độ tuổi nào cũng nên khám phụ khoa định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời và điều trị bệnh.  

Kết luận

Tóm lại, rối loạn kinh nguyệt làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe lâu dài của người phụ nữ. Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp cho chị em biết được nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt để phát hiện sớm, giữ gìn lối sống lành mạnh và chữa trị y khoa kịp thời. 

Nguồn tham khảo: Sắc Ngọc Khang, Bệnh nám da, Hạnh phúc của mẹ