NỘI DUNG CHÍNH
Phụ nữ sau khi sinh con thường bị rối loạn kinh nguyệt và rất bất an về tình trạng này. Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt sau sinh là biểu hiện bình thường mà đa số các mẹ đều phải trải qua. Vậy tại sao sau sinh lại rối loạn kinh nguyệt sau và nên làm gì để có kinh nguyệt trở lại? Để các mẹ yên tâm về sức khỏe bản thân và chăm sóc con cái trọn vẹn, Bí Quyết Của Mẹ sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ!
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì
Các mẹ đừng quá lo lắng về việc bị mất kinh sau sinh, vì tình trạng này là tạm thời và hoàn toàn bình thường. Chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể hiểu là triệu chứng phụ nữ bị mất kinh hoặc kinh nguyệt có đứt đoạn trong thời gian sau sinh. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại còn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng người.
Thông thường, phụ nữ không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ có kinh nguyệt vào khoảng 2 đến 3 tháng sau sinh. Còn phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, kinh nguyệt xuất hiện chậm hơn vào khoảng 6 đến 8 tháng sau sinh. Nhưng cũng có trường hợp, mẹ đã cai sữa cho con nhiều tháng nhưng hơn 1 năm sau kinh nguyệt mới xuất hiện.
Trong khoảng thời gian mất kinh này, sẽ có sự xuất hiện của sản dịch mà nhiều mẹ lầm tưởng đó là kinh nguyệt. Sản dịch tiết ra từ âm đạo, loại chất nhầy, có màu máu như kinh nguyệt nhưng nó lại không phải là kinh nguyệt. Vì sản dịch tiết ra màu máu rất nhiều trong vòng 2 đến 4 tuần sau sinh nhưng tuần 5 sẽ có xu hướng nhạt dần và ngừng hẳn. (1)
Khi sản dịch xuất hiện, mẹ nên sử dụng băng vệ sinh để kiểm tra lưu lượng máu và giữ vệ sinh cho cơ thể. Mẹ không sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san vì có nguy cơ gây đau, nhiễm trùng âm đạo.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau khi vượt cạn, sức khỏe đề kháng của người mẹ rất yếu và cần nhiều thời gian phục hồi thể trạng. Một số dấu hiệu nhận biết mẹ đang rối loạn kinh nguyệt sau sinh, để không phải quá bồn chồn chờ đợi nó đến: (2)
- Kinh nguyệt ra thất thường: tùy vào cơ địa của nhiều mẹ sau sinh mà thời gian kinh nguyệt xuất hiện thất thường. Chẳng hạn như kinh nguyệt có dưới 3 ngày nhưng nhiều người khác là trên 7 ngày. Máu kinh tiết ra cũng gặp nhiều vấn đề như máu vón cục, có mùi hôi nặng, lượng kinh quá hoặc quá ít.
- Núm vú bị đau: đây cũng là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Đầu ngực (núm vú) bị đau căng tức, dù không chạm vào vẫn có cảm giác nhức nhối và khó chịu dữ dội khi cho con bú.
- Đau phần bụng dưới: cảm giác đau nhói, quằn quại bụng dưới thường sẽ kéo dài tới 7 ngày nhưng lại không ra kinh nguyệt. Đây cũng là dấu hiệu không chỉ riêng về rối loạn kinh nguyệt mà còn có thể liên quan đến bệnh phụ khoa.
- Âm đạo chảy máu bất thường: nhất là sau khi quan hệ tình dục, âm đạo sưng và đau rát. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến cơ thể, gây đau lưng, nhức đầu.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh phía trên? Nguyên nhân chính yếu là sự thay đổi hormone trong cơ thể và bất kỳ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến hormone đều gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh ở các mẹ. Và dưới đây là một số yếu tố tác động đến sự thay đổi hormone:
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố bị rối loạn trong quá trình cơ thể phụ nữ sau sinh chưa phục hồi thể trạng tốt cũng gây nên triệu chứng mất kinh nguyệt. Nội tiết tố suy giảm từ nhiều yếu tố như mất ngủ, ăn uống thiếu chất, căng thẳng,,.. làm cơ chế rụng trứng cũng bị rối loạn theo. Từ nhiều yếu tố bất ổn trong cơ thể làm nội tiết tố không cân bằng cũng dẫn đến mất kinh.
Tâm lý bất ổn sau sinh
Để phụ nữ có thể vượt cạn thành công là một quá trình rất tốn sức và mất năng lượng tột độ. Nhiều mẹ sau sinh không thể lấy lại tinh thần như trước vì bị ảnh hưởng tâm lý từ việc nuôi chăm con, làm việc nhà, stress vì rạn da, mặt nổi mụn, ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc,…
Tất cả những yếu tố stress đấy đã làm rất nhiều người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Sức khỏe cơ thể sau sinh vốn đã không tốt, cộng thêm stress từ nhiều việc khác đã làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Tiết sữa để nuôi con
Phần lớn các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đều xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vì hormone Prolactin có trong sữa mẹ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ trục hạ đối – các tuyến yên – buồng trứng bị suy giảm. Điều này làm chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức.
Nếu như nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt của các mẹ đến từ việc nuôi con bằng sữa mẹ thì không cần quá lo lắng. Khi ngưng cho con bú, lượng hormone prolactin và estrogen có thể tự điều hòa và cân bằng trở lại để sản xuất kinh nguyệt. Tuy nhiên khi ngưng cho con bú mà hơn nhiều tháng chưa có kinh nguyệt, mẹ cần liên hệ bác sĩ khám chữa ra nguyên nhân.

Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai
Nhiều mẹ lựa chọn uống thuốc tránh thai khi vừa sinh em bé cũng là tác dụng phụ gây ra rối loạn kinh nguyệt. Vì thế, mẹ không nên tự ý uống thuốc tránh thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra phương pháp tránh thai hiệu quả cho mẹ.
Bệnh phụ khoa
Nếu các mẹ từng có tiền sử hoặc hiện tại mắc các bệnh lý phụ khoa như hội trứng buồng trứng đa năng, rối loạn tuyến giáp, u xơ tử cung dưới niêm mạc, mô sạo tử cung,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Sau sinh khi nào kinh nguyệt trở lại?
Phụ nữ mất kinh sau sinh nào cũng muốn có câu trả lời: Sau sinh khi nào có kinh nguyệt trở lại? Theo nhiều báo cáo về vấn đề này cho biết, phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại sau khoảng 45 đến 95 ngày sau khi sinh con, trung bình kinh nguyệt sẽ xuất hiện từ ngày thứ 70 trở đi. Thông thường, phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức sẽ có kinh nguyệt vào khoảng 2 đến 3 tháng sau sinh. Còn phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ là khoảng 6 đến 8 tháng sau sinh sẽ có kinh nguyệt.
Tuy nhiên, thực tế không có câu trả lời chính xác cho vấn đề sau sinh khi nào kinh nguyệt trở lại. Nguyên do là từng cơ địa khác nhau ở mỗi người, nên câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mẹ cho con bú bằng sữa mẹ hay sữa công thức? Tần suất con bú mỗi ngày như thế nào?
- Bé có bú bình sữa công thức xen kẽ với bú sữa mẹ không?
- Cơ thể mẹ có những phản ứng thay đổi nào sau sinh không?

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Mẹ có thể thực hiện một số cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau sinh để cân bằng nội tiết tố.
Tập thể thao nhẹ nhàng
Mẹ sau sinh con có thể tập các bài yoga nhẹ nhàng, hoặc đi bộ đếm bước chân nhằm giúp tinh thần giảm stress, điều hòa lượng máu lưu thông ổn định và phục hồi sức khỏe.
Ngủ đủ giấc
Mẹ bầu sau sinh rất dễ mất ngủ vì con trẻ quấy khóc suốt đêm. Khuyên mẹ nên quan tâm đến giấc ngủ để cơ thể khỏe mạnh mới đủ sấc chăm sóc con. Mẹ cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để cơ thể không mệt mỏi vào sáng hôm sau, ngoài ra giúp giữ cân bằng nội tiết tố.
Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Thường căng thẳng, lo lắng rất dễ làm tiêu hao năng lượng của những người mẹ vừa sinh con. Thời điểm sau sinh rất cần các mẹ giữ tâm lý thoải mái để không gây ra các đau đầu, ảnh hưởng thần kinh và rối loạn nội tiết tố. Hãy luôn hít vào thật sau và thở ra nhẹ nhàng có thể giúp mẹ giảm đi cảm xúc tiêu cực.

Chế độ ăn uống có khoa học
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt hay đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị dễ làm cơ thể thiếu viatamin và dưỡng chất, gây ra thiếu máu và lên huyết áp. Dù bận rộn cỡ nào, các mẹ sau sinh hãy luôn bổ sung đầy đủ rau củ quả có nhiều vitamin vào bữa ăn. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tiết ra nhiều sữa để nuôi con.
Không lạm dụng thuốc tránh thai
Không tự ý sử dụng thuốc tránh thai khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu mẹ muốn tránh thai an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không làm rối loạn nội tiết tố, gây mất kinh dài hạn và có khả năng vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường khi người phụ nữ trải qua nhiều biến đổi cơ thể từ việc mang thai và sinh sản. Hy vọng bài viết này giúp các mẹ không còn lo lắng và chú ý giữ tinh thần, thể trạng tốt để chăm sóc bản thân và con nhỏ vẹn toàn.
Nguồn tham khảo: Sắc Ngọc Khang, Bệnh nám da, Hạnh phúc của mẹ