NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Tổng hợp những thức ăn tốt cho bà bầu
- 1.1 Trứng gà
- 1.2 Thịt nạc
- 1.3 Trong thịt nạc sẽ có chứa nhiều chất đạm, vì cứ 100g thịt nạc là có 20g chất đạm. Chất đạm sẽ hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bà bầu. Mẹ bầu ăn thịt heo bổ sung nhiều dinh dưỡng thể chất, ăn thịt bò giúp ngăn ngừa thiếu máu não, ăn thịt thỏ sẽ giúp nâng cao phát triển trí não.
- 1.4 Sữa, các loại sữa chua
- 1.5 Khoai lang
- 1.6 Các loại ngũ cốc
- 1.7 Cá hồi
- 1.8 Các loại cây họ đậu
- 1.9 Các loại quả mọng
- 1.10 Các loại rau củ quả màu xanh lá
- 2 Những quan niệm sai lầm của bà bầu
Để quá trình mang thai của mẹ phát triển tốt, mẹ không cần quá tập trung vào cân nặng mà nên chú trọng việc ăn thực phẩm tốt có nhiều vitamin và khoáng chất. Vậy mẹ bầu nên bổ sung loại thực phẩm nào tốt cho cơ thể? Bài viết này sẽ chia sẻ danh sách những thức ăn tốt cho bà bầu 2023 để mẹ có thể lên được ngay thực đơn hàng ngày nhé.
Tổng hợp những thức ăn tốt cho bà bầu
Để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ, việc bổ sung đầy đủ những thức ăn tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai là rất cần thiết. Nếu mẹ không đáp ứng đủ các chất thì thai nhi sẽ chậm phát triển, có thể làm tăng các tỷ lệ bệnh tật ở những giai đoạn sắp sinh.
Sau đây là danh sách tổng hợp những thức ăn tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai:
Trứng gà
Trứng gà có hàm lượng cao từ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, D, B6, B12, B2, photpho, acid folic, canxi, kali, choline, sắt, chất béo và đặc biệt là omega 3 đều phát triển tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.
Protein và Sắt chứa trong trứng gà hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi. Còn Omega-3, Lutein, choline, Kẽm, Folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và kích thích hệ thần kinh khỏe mạnh cho hai mẹ con.
Đây là thức ăn tốt cho bà bầu nên mẹ nên bổ sung 3 – 4 quả trứng/tuần, giảm nguy cơ tiền sản giật.
Thịt nạc
Trong thịt nạc sẽ có chứa nhiều chất đạm, vì cứ 100g thịt nạc là có 20g chất đạm. Chất đạm sẽ hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bà bầu. Mẹ bầu ăn thịt heo bổ sung nhiều dinh dưỡng thể chất, ăn thịt bò giúp ngăn ngừa thiếu máu não, ăn thịt thỏ sẽ giúp nâng cao phát triển trí não.
Sữa, các loại sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều 2 chất có ích cho cơ thể đó là protein và canxi. Protein, Canxi trong sữa chua giúp hỗ trợ hệ xương và răng cho thai nhi phát triển từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, sữa chua còn chứa các nhóm vitamin B, men vi sinh lợi khuẩn, kẽm,… có thể giảm căng thẳng, âu lo và phòng ngừa các biến chứng tiền sản như: tiểu đường, nhiễm trùng đường âm đạo.
Khoai lang
Khoai lang cũng là một trong những thức ăn tốt cho bà bầu vì ăn ngon, bổ dưỡng, giàu vitamin C, vitamin B. Thành phần chính là tinh bột sợi ngắn nên ăn khoai lang sẽ hỗ trợ tốt cho tiêu hóa cho mẹ bầu và còn giảm cholesterol máu cao. Đặc biệt khoai lang nghệ có khả năng hấp thu sắt, phòng ngừa thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một trong những thức ăn tốt cho bà bầu, hỗ trợ tăng calo cho mẹ bầu trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Trong ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe giúp giảm thiểu tình trạng tiểu đường, đột quỵ và co thắt tim mạch cho phụ nữ mang thai.
Cá hồi
Cá hồi là một trong những thức ăn tốt cho bà bầu chứa nhiều axit béo là Omega-3, tốt cho việc phát triển hệ thần kinh mắt của bé. Lưu ý rằng, mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ hải sản, vì hải sản có thể chứa lượng thủy ngân cao. Nên ăn cá hồi tối đa 2 lần/tuần.
Xem thêm bài viết: Bầu có ăn sò huyết được không?
Các loại cây họ đậu
Các loại đậu phổ biến như: đậu nành, đậu phộng đậu lăng, mắc ca, đậu hà lan,… giàu chất xơ, tốt cho việc phòng ngừa táo bón, bệnh trĩ trong thai kỳ. Đặc biệt, các loại cây họ đậu cò giàu protein, canxi, sắt, folic giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, hạn chế khả năng bị nhiễm trùng và tăng sức đề kháng cho mẹ.
Các loại quả mọng
Các loại quả mọng tốt cho cơ thể mẹ bầu có thể kể đến như quả dâu tây, việt quất, cherry,… đều cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và lượng omega-3 dồi dào. Việc mẹ bầu ăn các loại quả mọng sẽ hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trí não cho thai nhi. Ngoài ra, còn hỗ trợ tăng cường khả năng ghi nhớ, tránh quên đãng trong quá trình mang thai và sau sinh.
Các loại rau củ quả màu xanh lá
Các loại rau củ có màu xanh lá đậm như cải xanh, rau ngót, rau bina, bông cải xanh, xà lách,… chứa các hợp chất thực vật như Sulforaphane, chất xơ, vitamin A, vitamin C, Sắt, Folate giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ăn nhiều rau củ phòng ngừa nguy cơ em bé bị thiếu cân.
Những quan niệm sai lầm của bà bầu
Bổ sung các chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm tốt cho bà bầu đã kể phía trên sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu cũng có một số những quan niệm sai lầm trong ăn uống, nên cần phải lưu ý như sau:
Nhịn ăn đỡ ốm nghén
Phụ nữ mang thai thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén là tình trạng rất dễ gặp. Điều đó làm các mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi và bỏ bữa ăn để giảm tình trạng ốm nghén.
Vì một số mẹ bầu cho rằng, nếu không nạp bất kỳ đồ ăn nào vào cơ thể thì sẽ không bị nôn ói nữa. Tuy nhiên, điều này là quan niệm sai lầm, bỏ bữa sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để giảm tình trạng ốm nghén, thay vì nhịn ăn thì mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày ra và thay đổi cách chế biến thực phẩm.
Ăn nhiều thực phẩm tốt là ăn cho hai người
Với suy nghĩ “mang thai là ăn cho hai người”, các mẹ bầu thường cố gắng ăn nhồn nhét, ăn quá tải lượng thực phẩm hoặc ăn gấp đôi nhu cầu cần thiết so với bình thường. Nghĩ rằng cứ ăn thật nhiều thực phẩm tốt cho bà bầu là em bé to khỏe.
Quan niệm sai lầm này sẽ khiến mẹ bầu “tăng cân không phanh”.Ngoài ra, thai nhi to quá mức cũng khiến việc chuyển dạ gặp khó khăn. Nếu việc tăng cân không kiểm soát sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ.
Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần nhu cầu năng lượng cơ bản giống như trước khi mang thai. Sau đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 200 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thêm 300 kcal/ngày ở tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Các mẹ bầu đã biết được top những thức ăn tốt cho bà bầu và các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe. Chúc mẹ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi mạnh khỏe và phát triển toàn diện trong thai kỳ.
Thông tin tham khảo: Sắc Ngọc Khang, Bệnh nám da, Hạnh phúc của mẹ